Mặc dù sự xê dịch này không đe dọa hành tinh và các cư dân, giới nghiên cứu cho rằng những thay đổi như vậy rất cần được chú ý theo dõi.
Trên thực tế, Trái đất chưa bao giờ quay xung quanh một trục cực duy nhất, mà trục này cũng luôn thay đổi do sự di động của cực Bắc, khiến cho Trái Đất có thể nói là luôn "lắc lư".
Nhà nghiên cứu Surendra Adhikari tại Jet Propulsion Lab của NASA cho biết: “Các nhà nghiên cứu và thám hiểm đã đo đạc độ lệch của cực từ Trái đất và chuyển động vùng cực kể từ năm 1899. Theo dữ liệu thu thập được, trong thế kỷ XX, chúng chỉ hơi chuyển dịch về hướng Canada. Nhưng hiện nay, cực từ Bắc và chuyển động trục đang tiến về Anh Quốc. Sự xê dịch này rất rõ ràng”.
Kể từ năm 2000, trục quay của Trái đất đã thay đổi bất ngờ về phía đông và giờ đây đang dịch chuyển nhanh gần như gấp đôi so với trước với mức gần 17 cm/năm. Theo Adhikari, nó không còn di chuyển về vịnh Hudson mà hướng đến nước Anh”.
Nhà khoa học NASA Eirk Ivins - đồng tác giả nghiên cứu - chia sẻ “Kể từ năm 2003, sông băng Greenland đã mất đi trung bình hơn 600 nghìn tỷ tấn khối lượng băng mỗi năm, ảnh hưởng đến sự di động của cực Bắc, khiến Trái đất luôn trong trạng thái lắc lư”.
Sự thay đổi này xuất phát từ việc lớp băng vĩnh cửu tại một số điểm tan quá nhanh, đồng thời khiến băng tại khu vực khác dày lên làm cho sự phân bổ trọng lượng của Trái đất thay đổi. Ngoài ra, lượng nước bị hụt đi tại lục địa Á-Âu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên.
Phát hiện này làm tăng khả năng ghi lại chuyển động 115 năm từ đông sang tây theo trục quay của Trái đất. Bên cạnh đó còn phải kể đến những thay đổi trong dự trữ nước. Theo Adhikari, điều đó có thể cho chúng tôi biết điều gì đó về khí hậu trong quá khứ, cho dù cường độ của hạn hán hoặc ẩm ướt đã được khuếch đại qua thời gian hay trong những vị trí nào”.
Nhiều nhà khoa học cho rằng: Sự thay đổi không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người, nhưng lại mang ý nghĩa lớn. Nhưng Jonathan Overpeck - Giáo sư về khoa học địa chất tại Đại học Arizona cho rằng: “Sự thay đổi này chứng tỏ con người có thể gây ra những tác động to lớn đến hành tinh này”. Trước đó, năm 2013, nhà khoa học Jianli Chen đến từ Đại học Trung tâm 'Texas cũng cho rằng: Tình trạng tan chảy vì khí thải nhà kính đã góp phần gây ra sự dịch chuyển trên.
Phát hiện này đang đưa ra gợi ý rằng: Việc theo dõi vị trí các cực Trái Đất có thể trở thành công cụ mới để theo dõi tình trạng ấm lên toàn cầu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét